Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong kinh doanh, đặc biệt là khi nhắc đến việc vận chuyển và phân phối hàng hóa. Khái niệm này cũng thường bị nhầm lẫn với logistic, vậy đâu là cách để phân biệt chúng?
Khái niệm chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng là hệ thống rộng lớn gồm tất cả
những gì liên quan đến việc vận chuyển, phân phối hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
từ nhà sản xuất đến tay người mua hàng. Do đó, trong chuỗi sẽ có sự góp mặt của
con người và tổ chức, nguồn lực quản lý con người và các công đoạn từ đầu vào
nguyên vật liệu, sản xuất cho đến lưu
trữ tại các kho hàng với hệ thống giá để hàng và
khâu vận chuyển hàng hóa đến các nhà kho, nhà bán lẻ và
đưa tới tay khách hàng.
Chuỗi cung ứng mang ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh |
Thành phần trong chuỗi cung ứng
Có thể thấy, đây là một khái niệm rộng, do đó
để hiểu chi tiết hơn về chuỗi cung ứng người ta thường chia ra làm các thành
phần chính như sau:
●
Nhà cung cấp nguyên liệu thô: đây
là đầu vào quan trọng trong cả sản xuất và chuỗi cung ứng, vì không có nguyên
liệu thì sẽ không có sản phẩm để phân phối.
●
Nhà sản xuất: nơi hoàn thiện sản
phẩm, tạo thành hàng hóa mà khách hàng cần. Mắt xích này có liên hệ chặt chẽ
với nhà cung cấp nguyên liệu thô.
●
Nhà phân phối: thông thường, nhà
sản xuất sẽ không chuyên về việc phân phối mà cần đến một hoặc nhiều đơn vị
giúp quảng bá và đưa sản phẩm ra thị trường. Nhà phân phối thường bán với số
lượng lớn và liên kết với đại lý bán lẻ.
●
Đại lý bán lẻ: là mắt xích giúp
trực tiếp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nhập kho và bán lại cho khách
hàng lẻ.
●
Khách hàng: đây là người chi trả
cho sản phẩm hàng hóa, thường mua tại đại lý bán lẻ, một phần mua số lượng lớn
tại các đại lý nhưng không nhiều. Đây là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung
ứng và có vai trò rất quan trọng.
Một ví dụ về chuỗi cung ứng thường thấy là mô
hình chuỗi cung ứng sữa của các doanh nghiệp như hình dưới đây:
Quản trị tốt khả năng của chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả |
Vai trò của quản lý chuỗi cung
ứng
Chuỗi cung ứng là một chuỗi vận hành không thể
hoạt động nếu thiếu một mắt xích nào, bởi nếu thiếu chỉ một thành phần trong
chuỗi cũng làm ảnh hưởng và gián đoạn toàn bộ quá trình sản xuất và phân phối
sản phẩm. Ví dụ, do ảnh hưởng của kinh tế và chính trị mà giá xăng tăng lên,
dẫn đến nhiều vấn đề như chi phí nguyên vật liệu tăng theo, giá thành sản phẩm
cũng tăng, làm giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm, trong khi doanh nghiệp bị tồn
đọng sản phẩm và chịu tổn thất.
Xem thêm: Bí
quyết bảo quản kệ chứa hàng tăng tuổi thọ sử dụng
Doanh nghiệp quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ
giúp giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận, tiếp cận người dùng nhanh chóng và
hiệu quả hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét